Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Cách chăm sóc cho đàn piano tốn ít thời gian

Công tác bảo quản đàn piano luôn được đặt lên hàng đầu với những người sở hữu đàn piano acoustic, với các công việc như: lau chùi phía ngoài, bàn phím hay làm vệ sinh bên trong thùng đàn… Đây là những công việc mà hầu như ai cũng làm để bảo quản cây đàn piano cũ của mình tốt nhất. 

Tuy nhiên quan trọng là bạn đã làm ĐÚNG CÁCH hay chưa, việc thực hiện những công tác đó có góp phần làm tăng tuổi thọ cho cây đàn piano hay không hay chỉ làm cây đàn nhanh hư hỏng hơn?  

meo-cham-soc-dan-piano-dung-cach.jpg
Với nhiều phụ huynh mua đàn piano cho con em mình học tập vì bận rộn nhiều công việc khác nhau, thường xuyên không có mặt tại nhà nên không có thời gian để chăm sóc cây đàn piano khiến bui bặm bám nhiều và đôi khi có cả côn trùng làm tổ trong thùng đàn. Chính vì thế mà ở bài viết này Minh Thanh Piano không chỉ chia sẻ với bạn về một số mẹo chăm sóc đàn piano đúng cách, mà còn là những cách nhanh, tiết kiệm thời gian nhất cho những phụ huynh, bạn trẻ bận rộn không có nhiều thời gian chăm sóc đàn piano vẫn có thể đảm bảo tốt những điều kiện tốt nhất cho cây đàn piano của mình.

1. Chú ý khi lau bàn phím và thùng đàn piano

Lau bàn phím và thùng đàn piano là công việc đơn giản, dễ dàng nhất mà bạn có thể làm với cây đàn của mình. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm để thực hiện đúng cách và không làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng cây đàn.   

* Lau phím đàn: dùng các loại khăn vải mềm, không sần sùi để tránh bị trầy phím. Khi lau nhớ dùng tay còn lại đỡ phần đuôi phím, làm nhẹ tay. Nhiều người lau phím đàn piano cứ nghĩ dùng nhiều sức, làm càng mạnh sẽ tẩy được nhiều bụi bám, nhưng thực sự làm như thế sẽ chỉ làm cho phím đàn mau hư hơn bởi bị lực tác động quá mạnh. 

* Lau thùng đàn: Cũng ứng dụng các loại khăn mềm gợi ý phía trên. Cũng có một số trường hợp không gian nhà thoáng đãng, sạch sẽ rất ít bụi bám, vì vậy bạn cũng có thể sử dụng các loại chổi lông bán rất nhiều hiện nay để quét sạch các phần bụi bặm bám trên thùng đàn, còn định kì 1 hoặc 2 tuần sẽ dùng khăn lau để giữ độ bóng cho cây đàn piano của mình.  

Chỉ với khoảng 10 phút mỗi ngày bạn đã có thể làm xong 2 công việc kể trên, vệ sinh sạch sẽ phía ngoài cây đàn piano. Ngoài ra với những không gian có nhiều bụi và bạn không thường xuyên có mặt ở nhà để làm những việc này, một gợi ý tốt đó là sử dụng các loại khăn phủ đàn và phủ phím đàn piano để giúp che phủ bên ngoài của cây đàn, như một cách để hạn chế bụi bẩn bám vào cây đàn piano của bạn 

2. Để chất lỏng càng xa cây đàn piano càng tốt

Cấu tạo đặc trưng của các cây đàn piano với thùng đàn làm bằng gỗ tự nhiên, và “kẻ thù số 1” của các loại gỗ này chính là các chất lỏng như nước, các loại thức uống… Nếu nhẹ chỉ sơ ý đổ chất lỏng lên phía ngoài thùng đàn piano thì còn có thể dậm vá hay sửa chữa. Nhưng nếu làm đổ nước vào các chi tiết, thành phần bộ máy bên trong thùng đàn thì hậu quả sẽ rất khó lường, nhiều trường hợp sẽ hư luôn cây đàn piano của bạn. Vì vậy giải pháp tốt nhất là hãy để các loại chất lỏng càng xa cây đàn piano càng tốt.

Một lưu ý nữa mà bạn cần biết đó là hiện nay trên thị trường cũng có một số nơi bán các loại hóa chất giúp tẩy rửa, lau chùi thùng đàn hay phím đàn piano. Đây là các sản phẩm được nhà sản xuất bán kèm để giúp người sử dụng đàn bảo vệ cây đàn tốt hơn. Nhưng hãy lưu ý lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các cửa hàng bán đàn piano uy tín sử dụng để tránh tình trạng mua phải các loại hóa chất độc hại, tiền mất tật mang.
   
3. Lưu ý vị trí và độ ẩm cây đàn piano thường xuyên 

Lựa chọn vị trí tốt cho cây đàn piano, chứ đừng lựa chọn vị trí mà theo bạn đặt ở đó là đẹp nhất. Đây là khuyến cáo của nhiều người bán hàng piano lâu năm hiện nay. Độ ẩm không phù hợp là nguyên nhân của rất nhiều tình trạng như: lún phím, kẹt phím đàn, rỉ sét các thành phần kim loại… của cây đàn piano. Chính vì vậy hãy kiểm tra độ âm nơi bạn để cây đàn piano trước khi lựa chọn vị trí cho cây đàn, sau đó sử dụng các loại ống sấy, máy hút ẩm… để đảm bảo tốt nhất điều kiện độ ẩm cho cây đàn piano. 

Ngoài ra nếu như vị trí bạn đặt đàn piano có nhiệt độ cao, quá nóng cũng rất dễ khiến thành phần gỗ của cây đàn nở ra, hoặc bị nắng chiếu trực tiếp vào mỗi ngày ảnh hưởng xấu đến cây đàn piano. Cũng không nên để đàn piano sát tường mà nên có một khoảng trống giữa tường và cây đàn. Làm như vậy sẽ tạo được sự thông thoáng, tránh tình trạng ẩm mốc và nước ngưng tụ sau thùng đàn. 

4. Độ chính xác âm thanh đàn piano

Nếu như bạn mời giáo viên về nhà để dạy đàn hàng tuần thì quá tốt, vì như thế giáo viên sẽ đảm bảo độ chính xác âm thanh cây đàn piano thường xuyên. Nhưng với các trường hợp phụ huynh cho con em mình đến các trung tâm dạy nhạc để học đàn và không có ai kiểm tra độ chính xác cây đàn piano định kì, bạn sẽ dễ gặp phải trường hợp âm thanh đàn piano không đúng, học lâu dài gây ảnh hưởng xấu đến khả năng cảm âm của người học. 

Vì vậy định kì khoảng 3 tháng hãy nhờ các giáo viên hoặc người chơi đàn lâu năm, chuyên nghiệp kiểm tra lại độ chính xác của dây đàn, qua đó có thể giúp bạn khắc phục kịp thời bằng cách nhờ kỹ thuật viên đến lên dây đàn piano. 

Các công việc kể trên chắc chắn sẽ không chiếm quá 15-30 phút mỗi ngày của bạn. Nếu không thể làm thường xuyên mỗi ngày thì bạn cũng hãy lên lịch để thực hiện nó cách ngày hoặc 1 tuần 1 lần, như thế sẽ giúp tăng tối đa tuổi thọ cho cây đàn piano của mình. Hiện nay có rất nhiều trường hợp người sử dụng mua các sản phẩm đàn piano cũ giá rẻ, đã qua sử dụng, vì vậy công tác này cần được chú trọng, thực hiện thường xuyên hơn nữa vì cây đàn sẽ không thể tốt như các sản phẩm mới 100%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét